Có Thể Dự Báo Những Biến Động Xă Hội
Trên Trái Đất
Các nhà khoa học Nga đang xây dựng một phương pháp nghiên cứu
vũ trụ, cho phép trong tương lai có thể dự đoán không những thảm họa
về thiên nhiên mà c̣n về xă hội, thậm chí cả những biến động chính trị
với độ chính xác cao. Ngay từ đầu thế kỷ 20, Aleksandr Trizevski đă mở
ra một ngành khoa học mới có tên Geliobiogye - một khoa học nhằm giải thích những
quá tŕnh của cuộc sống trên trái đất theo ảnh hưởng mức độ
hoạt động của mặt trời. Tiến sĩ toán lư Nicolai Sidorenko, người
đứng đầu Pḥng thí nghiệm về sự luân chuyển của hành tinh và các nghiên
cứu địa chất mặt trời của Trung tâm khí tượng thủy văn (Nga),
cho rằng sự sống trên hành tinh phụ thuộc không chỉ vào mức độ hoạt
động của mặt trời mà c̣n vào sự tác động qua lại giữa các thiên
thể.
Cách đây không lâu, Sidorenko vừa cho công bố công tŕnh nghiên cứu khoa học
có tên Phương pháp dự đoán các đặc tính khí tượng thủy văn. Phương
pháp này về nguyên lư khác biệt hẳn so với những phương pháp dự báo thời
tiết thông thường. Nó cho phép dự báo thời tiết với độ chính xác cao và
sớm hơn nhiều. Thêm nữa, theo Sidorenko, nó có thể được sử dụng để
dự đoán cả những biến động xă hội như khủng hoảng kinh tế,
bùng phát bệnh dịch, bùng nổ nhân khẩu, các cuộc chính biến và cả chiến tranh…
Cơ sở của phương pháp trên xuất phát từ một thực tế là trái
đất quay xung quanh trục của ḿnh không phải với một vận tốc đều
nhau mà khi nhanh, khi chậm. Ngay từ thế kỷ 19, nhiều nhà thiên văn học đă đưa
ra giả thuyết về những biến đổi kéo dài nhiều năm trong vận tốc
xoay của trái đất. Đến đầu thế kỷ 20, điều này đă được
chứng minh. Vào thập niên 1930, các nhà bác học đă xác định được những
dao động theo mùa của vận tốc xoay của trái đất và từ năm 1955 đă
chế tạo được các đồng hồ nguyên tử có thể xác định được
những biến đổi trong tháng theo chu kỳ 10 ngày.
Tuy nhiên, khả năng tính toán
độ biến thiên hàng ngày của vận tốc trái đất chỉ xuất hiện
khi các kính viễn vọng quang học nhường chỗ cho các thiết bị giao thoa vô tuyến,
thiết bị định vị laser của vệ tinh…, với độ chính xác tăng
gấp 100 lần. Bây giờ người ta mới biết rơ vận tốc tự quay của
trái đất thay đổi theo từng ngày, và có thể đo đạc được
nó. Các giá trị vận tốc cực đại và cực tiểu đó được giới
khoa học gọi là các điểm cực. Kết quả quan sát sự thay đổi tốc
độ xoay của trái đất cùng các quá tŕnh vật lư địa cầu suốt nhiều
năm qua cho thấy: gần những mốc thời gian tốc độ xoay đạt tới
điểm cực, trên trái đất thường diễn ra những thay đổi về
thời tiết, kéo theo nhiều thảm họa về thiên nhiên và xă hội.
Chính trong
những ngày này thường diễn ra những biến động xă hội lớn như
các xung đột quốc gia, hoạt động khủng bố. Một ví dụ rơ ràng nhất
trong những năm gần đây là vụ tai nạn của tàu ngầm Kursk. Nó lâm nạn vào
đúng ngày thuộc điểm cực. C̣n vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương
mại thế giới 11/9/2001 diễn ra chỉ một ngày trước điểm cực.
Ngày 20/6/1998, ngay gần điểm cực đă diễn ra một cơn băo mạnh nhất
trong lịch sử Matxcơva.
Kết quả quan sát từ đầu năm nay cũng
cho ra những đánh giá khá trùng hợp: ngày 5/1 (điểm cực tiểu), một thiếu
niên Mỹ lái máy bay đâm vào ṭa cao ốc, ngày 13/1 (cực đại), vỡ đập ở
hồ chứa nước Krasnodarsk, vào giữa tháng 1 (tốc độ xoay trái đất
đang đạt cực tiểu), núi lửa tại Congo bắt đầu hoạt động
mạnh, xuất hiện nhiều cơn băo mạnh ở vùng duyên hải.
V́ sao việc
biến đổi vận tốc xoay của trái đất lại có thể gây ảnh hưởng
đến hiện tượng và quá tŕnh diễn ra trên hành tinh chúng ta?
Từ chương
tŕnh phổ thông, tất cả học sinh đều biết rằng trái đất quay xung
quanh trục của ḿnh và xung quanh mặt trời. Trên thực tế, chuyển động
này diễn ra theo một sơ đồ phức tạp hơn. Trái đất và mặt trăng
do nằm sát nhau nên tác động lẫn nhau và tạo thành một hệ thống nhất.
Giữa hai thiên thể này tồn tại một trọng tâm và cùng xoay quanh trọng tâm đó.
Trái đất chuyển động (quanh trọng tâm này) theo một quỹ đạo tương
tự như của mặt trăng nhưng có kích thước nhỏ hơn 81 lần. Trọng
tâm ấy nằm bên trong trái đất nhưng không phải là một điểm cố định.
Nó dịch chuyển khi th́ ở phía nam, khi th́ ở phía bắc bán cầu - như vậy trái
đất quay xung quanh một tâm không cố định.
Bản thân trục trái đất
cũng không đứng yên một chỗ, dưới tác động của các mô men lực
hấp dẫn, nó thường lệch đi so với vị trí thông thường. Điều
này dẫn đến hiện tượng chao đảo của trái đất (do liên quan đến
gia tốc thay đổi), làm cho hành tinh của chúng ta thậm chí c̣n thay đổi diện
mạo của ḿnh. Trái đất thường xuyên phải chịu sự quá tải của
những biến đổi này - từ yếu đến rất mạnh.
Con người
chúng ta không nhận ra sự chao đảo đó do bản thân đă quen trong suốt quá tŕnh
tiến hóa hàng triệu năm. Nhưng ở mức độ tế bào, cơ thể con người
lại phản ứng ngay lập tức trước những biến đổi này. Khi trái
đất đang ở một khúc ngoặt biến đổi bất thường, moi người
sẽ xử sự một cách không b́nh thường: có những sai sót không thể giải
thích nổi, như trở nên đăng trí một cách khó hiểu, dễ nổi nóng hay dễ
bị kích động, gây hấn. Nhất là đối với những người vốn
đă có tâm lư không ổn định, hành động của họ không thể nào dự đoán
trước.
Trong lĩnh vực thời tiết, Sidorenkov khẳng định: có thể
dự báo tương đối chính xác khí hậu cho cả năm tại bất kỳ điểm
nào trên trái đất. Để làm được điều này, cần phải tính đến
sự thay đổi vận tốc xoay của trái đất trong thời hạn cần dự
đoán, xem xét các dữ liệu quan sát chi tiết về thời tiết tại khu vực
đó trong nhiều năm trước đây. Từ đó, bằng phương pháp phân tích
toán học, ta có thể rút ra các tính chất quy luật, lấy chúng làm cơ sở cho việc
dự báo. Cần biết là sự thay đổi vận tốc xoay của trái đất
diễn ra theo nhiều chu kỳ khác nhau: 7 ngày, 9 ngày, nửa tháng, một tháng, nửa năm
và một năm. Ngoài ra c̣n có các chu kỳ dài hơn như chu kỳ lặp lại trong hiện
tượng nhật, nguyệt thực, có chu kỳ kéo dài tới 70 năm. Theo dơi các kết
quả quan sát về khí tượng tại Nga trong ṿng 100 năm qua, Sidorenkov nhận thấy,
những hiện tượng bất thường về khí hậu thường lặp lại
theo những chu kỳ xác định.
Nhà nghiên cứu Anh là Raimond Haid, các đồng nghiệp
Mỹ của Sidorenkov là Zalstein và Rozen cũng có những công tŕnh nghiên cứu đưa ra kết
quả tương tự. Giám đốc đài khí tượng Paris, Nicolai Stoiko, đă nghiên
cứu các chu kỳ 70 năm và đă chứng minh được sự liên hệ rơ ràng giữa
các chu kỳ này và cường độ các cơn địa chấn. Các số liệu cho
thấy, đầu thế kỷ 20, trái đất quay với vận tốc cực tiểu
và dần dần chuyển sang giá trị cực đại vào năm 1935. Đến năm
1972, nó quay lại vận tốc xuất phát cực tiểu ban đầu.
Hiện tại,
hành tinh của chúng ta đang “tăng tốc” một lần nữa và dự tính sẽ
đạt đến tốc độ cực đại vào năm 2007. Vào thời điểm
đỉnh cao này, có nhiều khả năng sẽ xảy ra những thảm họa khó lường
như hạn hán trên diện rộng, những bất ổn trong xă hội và khủng hoảng
kinh tế cục bộ tại nhiều nơi trên trái đất, dẫn đến thiếu
lương thực và nước uống.
Nh́n nhận lại quá khứ, người
ta nhận thấy: ở những thời điểm “bước ngoặt” trong thập
niên 1930 và 1970, tại nước Nga đă ghi nhận những đợt nóng bất thường
(mùa hè năm 1938 và 1972), nạn hạn hán, các vụ cháy rừng và đầm lầy than bùn
xuất hiện trên diện rộng. Sidorenkov không đưa ra dẫn chứng cụ thể
về mặt xă hội của những thời điểm này v́ theo ông, đây là công việc
của các nhà tâm lư học, kinh tế học và y học. Ông chỉ nêu những sự kiện
rơ ràng nhất như thời kỳ thập niên 1930 (khi trái đất đang thay đổi
chế độ xoay), nhân loại phải đứng trước thảm họa của
chủ nghĩa phát xít và độc tài.
Điểm khác biệt cơ bản trong phương
pháp dự đoán của Sidorenkov so với thông thường là ở chỗ: Các nhà dự báo
thời tiết theo kinh nghiệm cho rằng, các hiện tượng thời tiết trên trái
đất được nảy sinh trong hệ thống trái đất - khí quyển. C̣n Sidorenkov
xuất phát từ một hệ thống lớn hơn nhiều: vũ trụ - trái đất
- khí quyển.
Điều này có nghĩa là sự tác động qua lại giữa các
đối tượng là vô tận. Trái đất quay xung quanh trục của ḿnh và quanh trọng
tâm của hệ thống trái đất - mặt trăng. Nhưng trọng tâm của hệ
thống này về phần ḿnh lại quay xung quanh trọng tâm của hệ thống trái đất
- mặt trăng - mặt trời. Trên b́nh diện của hệ thống này, tất cả
các hành tinh và thiên thể thuộc hệ mặt trời đều có ảnh hưởng lẫn
nhau.
Tác giả: Hữu