NCLS

Home
DânChu
Paltalk
LichSu
GuiBài & Ư-kiên
OPs-NCLS
H́nh Anh
ChuchiNam
TinTuc
BàiViêt
KhoaHoc

Lư Thuyết Mác-Lê, Thần Dược Hay Độc Dược ?

Trong gần suốt thế kỷ 20, từ đầu cho tới gần cuối thế kỷ, và có thể nói kéo dài cho tới ngày hôm nay với 4 nước cộng sản c̣n lại ( Việt Nam, Bắc Hàn, Trung cộng và cuba), nhiều người, nhiều quốc gia coi lư thuyết Mác Lê như thần duọc, trị bách bệnh, từ bệnh bị đô hộ đến bệnh chậm tiến, hơn thế nữa, c̣n giúp tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội chủ nghĩa, « đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ ».Thực tế, trong suốt thế kỷ qua, lư thuyết Mác Lê đă là một độc duọc, không những không giúp phát triển, mà c̣n tàn hại nhân loại. Theo Boris Eltsine, cựu Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Sô, cựu Tổng thống Nga : « Vào đầu thế kỷ 20, nước Nga đang ở cùng một con tàu với thế giới, nuóc Nga không phải là đầu tàu, nhưng cũng ở trên toa hạng nhất. Thế rồi, nước Nga tự ḿnh tách ra khỏi đoàn tàu, cho rằng có thể t́m cho ḿnh một đường lối phát triển riêng rẽ. Không dè đă lầm, trong khi đoàn tàu thế giới tiến, th́ nước Nga dẫm chân tại chỗ. Nước Nga hiện giờ so với các nước phát triển, th́ chậm tiến đến hàng nửa thế kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ ! » ( B. Eltsine - Diễn văn nhậm chúc tổng thống Nga nhiệm kỳ đầu). Đó là hậu quả của phát triển kinh tế xă hội của lư thuyết Mác Lê. Về nạn nhân của lư thuyết này, theo một số sử gia của Pháp như S. Courtois, Margolin, và một số người khác, trong đó có những người theo cộng sản, nay đă ly khai, đồng tác giả của quyển Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản ( Le Livre noire du Communisme), nạn nhân của chế độ cộng sản, con số tử vong lên tới gần 100 triệu người. Lịch sử nhân loại đă có nhiều trang sử đau thương, đẫm máu ; nhưng chưa có trang sử nào đau thương đẫm máu bằng trang sử cộng sản. Tại sao vậy ? Tại sao có nhiều người, nhiều quốc gia tin tưởng lư thuyết Mác Lê như thần dược ? Tại sao khi áp dụng trên thực tế, lư thuyết này trở thành độc dược ?

Lư thuyết Mác Lê như thần dược
Lư thuyết Mác-Lê là do Marx và Lénine làm ra, được tóm lược trong 2 quyển sách Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản ( Le Manifeste du Parti communiste) của Marx, và quyển Phải Làm ǵ ( Que Faire) của Lénine.
Người ta có thể nói quyển Tuyên Ngôn Thư Đảng Cộng sản đă tóm lược tương đối đầy đủ tất cả những tư tưởng của Marx về duy vật sử quan, bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp, về xă hội cộng sản là ǵ, và làm thế nào để tiến tới xă hội cộng. Marx mở đầy Tuyên ngôn thư bằng câu : « Lịch sử của mọi xă hội cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp » ( K. Marx - Le Manifeste du Parti communiste - trang 19 - Union générale d'Éditions-Paris-1962). Đây là quan niệm bạo động lịch và đấu tranh giai cấp của Marx.
Marx c̣n định nghĩa xă hội cộng sản là một xă hội không quyền tư hữu, không giai cấp, đoạn tuyệt hoàn toàn và tuyệt đối với những xă hội trức đó : « ... Người cộng sản có thể tóm lược lư thuyết của ḿnh trong một câu duy nhất : băi bỏ quyền tư hữu » ( Sách đă dân, trang 36) và « Từ đó, chủ nghĩa cộng sản băi bỏ những chân lư muôn thửơ ; nó băi bỏ tôn giáo và đạo đức thay v́ cải tiến hai lănh vực này; như thê,á nó đi ngược lại mọi sự phát triển lịch sử xă hội trước đó. »( trang 44).
Để tiến tới xă hội cộng sản, theo Marx, giai cấp vô sản phải nổi lên cướp chính quyền, băi bỏ quyền tư hữu, và đồng thời băi bỏ giai cấp và Nhà nước, v́ nguyên do đưa đến giai cấp là quyền tư hữu, và nguyên do có Nhà nuóc là v́ xă hội có giai cấp. Nay băi bỏ nguyên do của nguyên do, tức là băi bỏ quyền tư hữu, th́ sẽ không c̣n giai cấp; và Nhà nước sẽ tự biến mất ( le périssemenh de l'Etat). Không cần lư luận dài ḍng, chúng ta chỉ cần nh́n thực tế lịch sử, từ ngày Lénine cướp chính quyền, lập nên Nhà nước cộng sản ở Nga, cho đến ngày Nhà nuóc này bị sụp đổ, th́ Nhà nước không tự biến mất, mà trái lại Nhà nước càng ngày càng to lớn, càng đàn áp, không phải chỉ đàn thợ thuyền, mà toàn thể dân tộc Nga, không phải chỉ ở nước Nga, mà ở tất cả mọi nước cộng sản áp dụng lư thuyết Mác Lê. Thí dụ điển h́nh là Nam Hàn theo chế độ tự do, hiện là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới; trong khi Bắc Hàn, áp dụng lư thuyết Mác Lê, độc khuynh, độc đảng, dân đang chết đói. Người thợ dưới những chế độ cộng sản c̣n khổ sở, bị bóc lột gấp trăm lần những người thợ dưới chế độ tư bản. Sở dĩ có t́nh trạng này là v́ bắt nguồn từ một lầm lỡ to lớn của Marx, nghĩ rằng quyền tư hữu có thể bị băi bỏ; nhưng thực tế quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng. Quyền tư hữu ngày xưa ở trong tay ngụi dân, nhiều hay ít, nay một thiểu số lănh đạo đảng cộng sản, có chính quyền, tuớc quyền tư hữu của dân, nói rằng quyền tư hữu ngày nay thuộc về nhà nước, về toàn dân, trên thực tế, là thuộc về một thiểu thiểu số là đảng đoàn trong Trung Ương đảng và Bộ Chính trị. Ở điểm này chúng ta c̣n thấy rơ thêm một cái lầm lớn khác của Marx bảo rằng quyền kinh tế quyết định tất. Trên thực tế, ở những nước cộng sản, quyền chính trị quyết định tất. Có quyền chính trị là có tất cả mọi quyền khác, trong đó có cả quyền kinh tế và ngay cả quyền tự tiện giết người.
Lư thuyết của Marx giống như lư thuyết h́nh học mặt phẳng của Euclide, dựa trên những định đề. Định đề của Euclide đó là : « Trên một mặt phẳng, từ một điểm ngoài một đường thẳng, người ta chỉ có thể kẻ một đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng trước ». Nếu chúng ta chấp nhận định đề này, và nếu chúng ta hợp lư, th́ chúng ta phải chấp nhận tất cả những định lư tiếp theo đó theo luận lư của Euclide. Nhưng nếu chúng ta không c̣n ở h́nh học mặt phảng, mà chúng ta bước sang h́nh học không gian, không chấp nhận định đề của Euclide, th́ cả lâu đài toán học Euclide là sai. Lư thuyết của Marx cũng vậy, cũng bắt đầu bằng 1 định đề : « Quyền tư hữu có thể bị băi bỏ ». Nhưng nếu định đề này sai, như thực tế đă chứng minh là quyển tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng, th́ cả công tŕnh lư luận của Marx sau đó là sai.
Quyển sách Phải Làm Ǵ (Que Faire - Lénine - Editions du Seuil - 1966)
Người ta có thể nói một cách tương đối là quyển sách Làm Ǵ đă thâu tóm tất ca tư tửơng và triết lư hành động của Lénine.
Lénine muốn viết quyển sách Làm Ǵ, khi ông đến Munich, Đức quốc, vào tháng 3 năm 1901. Tháng 5/1901, số 4 của tờ báo Tia Sáng (l'Iskra) cho đăng bài Bắt Đầu Từ Đâu ( Par où commencer ) của Lénine . Đây là bước khởi đầu của quyển sách. Vào mùa xuân năm 1901, nhiều cuộc biểu t́nh đă xẩy ra ở Nga. Từ đó ư nghĩ đi đến thành lập một tổ chức cách mạng đă nẩy mầm trong đầu óc Lénine. Bài báo Bắt Đầu Từ Đâu với những lời lẽ như sau : « Bước đầu thực tế là đi tới việc thành lập một tổ chức mong đợi, đặt căn bản trên một tờ báo chính trị có tầm vóc quốc gia... Tờ báo... cũng là một người tổ chức tập thể (organisateur collectif) ». Để diễn tả h́nh thức cụ thể của Phải Làm Ǵ, Lénine đă viết : « Về điểm này, người ta có thể so sánh Phải Làm Ǵ như một cái dàn dựng lên để xây cất một ṭa nhà. Hệ thống nhân viên là cái sườn của tổ chức cần thiết sau này. Hơn thế nữa Lénine c̣n quan niệm làm thế nào để dẫn dắt phong trào thợ thuyền để họ ra khỏi đấu tranh kinh tế nghiệp đoàn, để đi đến đấu tranh chính trị. Theo Lénine th́ người thợ, tự họ không thể nào có ư thức chính trị. « Ư thức chính trị của người thợ đến từ bên ngoài » và « không có ư thức cách mạng, th́ không có cách mạng. » Đây là điểm cách biệt lớn giữa Lénine và Marx. Marx chủ trương cách mạng tất yếu. Lénine không tin ở cách mạng tất yếu, cách mạng chỉ có khi thợ thuyền có ư thức cách mạng và làm cách mạng. Ư thức cách mạng chỉ có trong dân khi có một tổ chức gieo rắc vào dân.
Tổ chức cách mạng nhà nghề mà Lénine miêu tả : « như một đạo quân thường trực » ( armée permanante), và ông cho đó là yếu tố quyết định của cách mạng. Ông viết : « Hăy cho tôi một tổ chức cách mạng, tôi sẽ quay ngược nước Nga lại » hay « Người vô sản không có một vũ khí nào trong tay trong cuộc đấu tranh quyền lực, ngoài vơ khí đó là tổ chức, tổ chức này phải có một ư thức, đó là ư thức hệ mác xít. »
Như vậy là trong quyển Phải Làm Ǵ, Lénine đă nói tới tổ chức, và tổ chức này là đảng, là một quân đội thường trực. Lénine c̣n áp dụng nguyên tác này với tất cả những đảng cộng sản khác trên thế giới nếu muốn vào Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản do Lénine lập ra vào năm 1919. Một trong 21 điều đặt ra bởi Đại hội II của Đệ Tam Quốc Tế, họp vào năm 1920, điều 12 : « Những đảng muốn gia nhập Đệ Tam Quóc CS phải đuọc xây dựng trên nguyên tắc dân chủ tập trung. Vào thời đại hiện nay của cuộc nội chiến ( lúc này nuóc Nga dang bị nội chiến - lơéi chú thích của tác giả bài này), đảng cộng sản chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó, nếu nó được tổ chức một cách tập trung ( s'il est organisé de la façon la plus centralisée), với một kỷ luật thép, giống như kỷ luật quân đội ; nếu trung ương của tổ chức có quyền hành động rộng răi, có thể xử dụng quyền này một cách không chối căi, cũng như có được sự tín nhiệm hoàn toàn của các đảng viên. » Ngày hôm nay chúng ta thấy các chế độ cộng sản vừa độc tài, vừa quân phiệt phong kiến, là từ chỗ này. Chính đây là điểm bất đồng lớn giữa Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản. Những ngụi của Đệ Nhị như Kautski, Lassalle, Bernstein cho rằng xă hội chủ nghĩa phải bắt đầu từ dân chủ. Không có dân chủ th́ không có xă hội chủ nghĩa. Bà Rosa Luxembourg đă chỉ trích kịch liệt Lénine. Bà viết vào năm 1919, trước khi bà bị ám sát, trong nhật kư của bà : « Các mạng mà Lénine vừa thực hiện là một cuộc cách mạng đẻ non. Đảng và nhà nước độc tài mà Lénine chủ trương không những không phục vụ cho thợ thuyền, mà c̣n không phục vụ bất cứ một ai cả ! » Ngay cả những ngụi đồng thời với Marx (1818-1883), bạn cùng đấu tranh, như Lassalle (1825-1864), Bernstein (1850-1932), hai người thành lập ra đảng Dân chủ Xă Hội Đức hiện nay, đảng này coi bà Rosa Luxembour như thần tượng, và hậu duệ hiện nay là đương kim Thủ tướng Đức Schroeder, hai người trên đă không đồng ư với quan niệm bạo động lịch sử, đấu tranh giai cấp và nhất là quan niệm độc tài vô sản (dictature prolétarienne) của Marx. Những người của Đệ Nhị Quốc tế CS đă đưa ra bốn nguyên tắc sau đây cho xă hội chủ nghĩa : Nguyên tắc thứ nhất của xă hội chủ nghĩa là không thể tách rời dân chủ. Tách rời dân chủ là đi đến độc tài và dẫn đến thảm họa. Điều này thực tế cộng sản theo Đệ Tam của Lénine đă chứng minh rơ ràng.
Nguyên tắc thứ hai là không chấp nhận cách mạng bạo động của Marx và Lénine sau này.
Nguyên tắc thứ ba là có thể chấp nhận hợp tác giai cấp.
Nguyên tắc thứ tư là những bất đồng, đối kháng có thể giải quyết bằng ḥa b́nh chú không nhất thiết là phải bằng bạo động như Marx và Lénine chủ trương. Hơn thế nữa, Lassalle va Bernstein, khi thành lập đảng Dân Chủ Xă Hội Dức, với Đại hội Đầu Tiên họp ở Gotha, một vùng gần Berlin, thủ phủ là Erfurt, vào năm 1875, với chương tŕnh được gọi là Chương Tŕnh Gotha và Erfurt (Le Programme de Gotha et d'Erfurt), đă nói lên tất cả những sai lầm của tư tưởng Marx. Theo Marx, dựa trên yếu tố kinh tế, th́ xă hội chia ra làm 2 giai cấp, giai cấp nắm phương tiện sản xuất và giai cấp không có phương tiện sản xuất, đó là vô sản. Hố xâu ngăn cách giữa 2 giai cấp này càng ngày càng xâu, và tất yếu dẫn đến cách mạng. Nhưng quan sát xă hội Đức từ giữa thế kỷ thứ 19, đến gần cuối thế kỷ này, Lassalle và nhất là Bernstein, được coi như lư thuyết gia của đảng Dân Chủ Xă hội Đức lúc bấy giờ, nhận thấy rằng xă hội Đức lúc đó phát triển rất mạnh, nhưng không đúng như lời Marx tiên đoán, mà xă hội Đức chia ra thành 3 giai cấp, giai cấp chủ, giai cấp thợ và giai cấp trung lưu. Giai cấp trung lưu là giai cấp xuất thân từ con cái thợ thuyền và đă tiến thân được nhờ ở chịu khó học hành. Chính giai cấp này đă là động lực chính của sự phát triển xă hội. Từ quan sát đó, Bernstein bảo rằng lư thuyết của Marx không khoa học, v́ không theo đúng biến chuyển của xă hội; và từ đó, ngay cả quan niệm cách mạng tất yếu của Marx cũng sai lầm, theo Bernstein. Thêm vào đó, quan sát vai tṛ của Nhà nước, Bernstein thấy nhà nước không phải hoàn toàn là công cụ của chủ nhân, như Marx nói, mà phần nhiều lại bênh vực thợ thuyền, cũng như những mâu thuẫn chủ thợ không phải tất yếu và lúc nào cũng phải giải quyết bằng bạo động như Marx chủ trương, mà phần lớn có thể giải quyết bằng ḥa b́nh. Kết luận, Bernstein cho rằng lư thuyết của Marx không khoa học, không hợp thời và không đúng (xin xem thêm Phê B́nh Lư Thuyết của Marx trong www.conong.com hay diendanchu.net của cùng tác gia). K. Marx và Engels có phản bác lại lập luận của Lassalle va Bernstein trong quyển Phê B́nh Chương Tŕnh Gotha và Erfurt (Critique des Programmes de Gotha et d'Erfurt -Editons sociales-1966-Paris). Nhưng đọc quyển này, chúng ta thấy Marx và Engels không đi thẳng vào chỉ trích nội dung chương tŕnh, mà đi ṿng quanh h́nh thức; và tệ hơn nữa là chụp mũ, tố cáo Lassalle và Berstein là « bồi » (valet) của tư bản.
Nhưng một câu hỏi đến với chúng ta, lư thuyết của Marx có nhiều điều sai trái, đối với Lassalle, Berstein, rồi sau này có Rosa Luxembourg, K. Popper và Trí thức các nuóc Tây Âu; nhưng tại sao lại được coi như thần duọc đối với Lénine, Staline, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những ngụi trí thức tả của những nước này ?
Thực vậy, phần lớn giới trí thức Tây Âu vào thời Marx và sau này đă nh́n thấy tính chất không khoa học, phản kinh tế, và như vậy, là phản phát triển xă hội của lư thuyết Marx. Chính v́ lẽ đó mà cách mạng cộng sản không xẩy ra tất yếu ở những nước kỹ nghệ tân tiến này, như Marx nghĩ và chủ trương; nhưng lại xảy ra ở những nước kém phát tiển kỹ nghệ như Nga, Tàu và Việt. Tại sao như vậy ?
Sở dĩ có t́nh trạng như vậy v́ phần lớn giới trí thức thân tả ở Nga, Tàu, Việt Nam và một số nước chậm tiến sau này như ở Algérie, Éthiopie, bắt đầu bởi Lénine, Staline, Trần độc Tú, Lư đại Siêu, Trần Phú, Hồ chí Minh, Boumédienne v..v.. không đủ tŕnh độ để hiểu sự sai lầm của lư thuyết Marx như Lassalle, Bernstein, Rosa Luxembourg. Lư thuyết này chống tư bản, mà những nước trên đang là nạn nhân của tư bản, nên nó đă có một sức hút mạnh mẽ. Nuóc Nga th́ mới đánh nhau thua với Anh, Pháp vào năm 1895, rồi thua với Nhật vào năm 1905, nuóc Tàu th́ vào giữa thế kỷ thứ 19 bị liệt cường xâu xé, Việt Nam th́ bị Pháp đô hộ, Algérie cũng vậy. Thêm vào đó lư thuyết của Marx c̣n khoác chiếc áo khoa học, mặc dù nó chẳng khoa học chút nào (xin xem thêm Sự hồ đồ của lư thuyết Mác theo K; Popper - cùng tác giả Trực Ngôn Chu chi Nam trên www.conong.com), nên một số những trí thức tả các nước chậm tiến, với tinh thần quốc gia, đôi khi là cực đoan, nghĩ rằng đất nước của họ, về truyền thống văn hóa, không thua ǵ các nước Tây phương, chỉ thua về khoa học, kỹ thuật, nay họ chọn một lư thuyết « khoa học » Mác Lê, nước họ sẽ sớm bắt kịp, rồi vượt mặt các nước Tây phương, tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội chủ nghĩa, « đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ », không dè trên thực tế đă đưa xă hội xuống hàng « man rợ », như nhà văn Dương thu Hương đă nhận xét khi vào « giải phóng » miền Nam, thấy t́nh trạng văn minh của xă hội miền Nam và xă hội man rợ miền Bắc. Bà ta đă phải khóc lên v́ thuộc đoàn quân chiến thắng man rợ. Đây cũng là một sự vừa đồng thời ngu dốt vừ đồng thời tuyên truyền của giới lănh đạo và trí thức cộng sản sau này. Kiểu như Hoàng Tùng, phát ngôn viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào những năm 70, 80, khi giới thiệu kế hoặch 5 năm ( 1976-1981), đă có những lời như sau : « Con đại bàng Việt Nam, nghe lời huấn dạy của Bác, cất cao đôi cánh đi vào kỷ nguyên của kỹ nghệ và phồn thịnh » và đă không ngần ngại tiên đoán là vào những năm 90 sẽ bắt kịp, rồi vượt mặt Nhật. Sau này về kinh te,á thấy quá thua kém Nhật, th́ Phạm văn Đồng vào những năm 80, 90 tuyên bốá vừa tuyên truyền vừa tự an ủi : « Nước chúng ta thua Nhật về kinh tế, nhưng về h́nh thái phát triển, nước chúng ta ở trên Nhật, v́ chúng ta đăở vào thời kỳ « Quá độ lên xă hội chủ nghĩa », c̣n Nhật mới c̣n ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa ». Thực tế ngày hôm nay, năm 2004, sản lượng hàng năm tính theo đầu người của Việt Nam là 430$, để theo kịp Thái lan với sản lượng 1980$, phải mất 33 năm, theo tính toán của chuyên viên Ngân haØng Quốc tế, nói chi là theo kịp Nhật, với sản lượng trung b́nh hàng năm tính theo đầu người là 33 550$ ( theo Bilan du monde- Le Monde - Edition 2004).

II) Lư thuyết Mác Lê như độc dược
V́ không đủ tŕnh độ trí thức để hiểu những sai lầm của lư thuyết Marx, v́ hoàn cảnh lịch sủ, lư thuyết Marx đă được những người đấu tranh chính trị cách mạng nhà nghề, nên đă có chính quyền, và một khi có chính quyền, th́ nhất định áp dụng lư thuyết phản khoa học, phản kinh tế và phản
phát triển này vào xă hội, bắt dân phải theo, qua những vụ đánh tư bản, mại sản, v́ theo đúng lư thuyết của Marx là phải băi bỏ quyền tư hữu. Nếu dân không theo, th́ những người cộng sản như Lénine, Mao, Hồ, nay có quyền, dùng quyền này để giết, để bỏ tù dân. Chính v́ vậy mà nạn nhân của những chế độ cộng sản trong thế kỷ qua lên tới gần 100 triệu người. Viết đế đây, tôi lại nhớ tới tướng Tưởng giới Thạch, mặc dầu là một quân nhân, thường bị coi là vô học hay ít học, nhưng ông đă nh́n thấy những sai trai của lư thuyết Mác Lê rất sớm, trong khi đo,ù th́ những người cùng thời với ông, mặc dầu là đại trí thức như Trần độc Tú, chủ nhiệm tờ báo Thanh Niên vào năm 1919 được sinh viên học sinh Bắc Kinh rất ca tụng, Khoa trưởng Văn khoa Đại học Bắc Kinh ; Lư Đại Siêu, Quản thủ thư Viện Đại học Bắc Kinh ; cả hai đề là sáng lập viên Đảng Cộng sản Tàu vào năm 1921, cả 2 đều cho rằng lư thuyết Mác Lê như tần dược, trị bách bệnh. Tướng Tưởng giới Thạch th́ hoàn toàn trái lại. Vào năm 1923, ông dược Tôn dật Tiên gửi sang Nga để học về cách tổ chức quân đội và xă hội Liên Sô của Lénine. Theo nguyên tắc, ông phải ở đó học cả năm, nhưng ông đă bỏ về sớm, và tuyên bố không có ǵ để học. Sau chuyến công du này, ông nói : « Một con người không có xương sống th́ suốt đời chỉ biết ḅ. Giai tầng trí thức và trung lưu là xương sống của một xă hội. Cộng sản chủ trương tiêu diệt trí thức và trung lưu, nên xă hội cộng sản không thể phát triển được, chỉ biết ḅ ! » Sau này, trong thập niên 30, khi phải đương đầu với Nhật và cộng sản của Mao trạch Đông, ông đă thảng thắn tuyên bố : « Nhật là bệnh ngoài da. Cộng sản là bệnh trong xương tủy. » Câu này làm nhiều hiểu lầm ông, cho rằng không có yêu nước. Nhưng ngày hôm nay, người ta mới thấy ông có lư và là người ái quốc.
Lư thuyết Mác lê quả là một độc dược, một bệnh trong xương tủy, tàn hại mọi quốc gia áp dụng lư thuyết này ! Tất nhiên lư thuyết nào cũng có cái hay, cái dở. Lỗi chính là những người áp dụng, thi hành, bị mắc đầu óc giáo điều, áp dụng cả phần dở, và không nhận lỗi khi thấy sai.
Tuy nhiên, từ từ, cũng có những người nh́ rơ vấn đề.
Đảng Cộng sản Nhật vào đầu năm 2004 vừa qua đă tuyên bố băi bỏ nguyên tắc dân chủ tập trung của Lénine và đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử của Marx. Các đảng cộng sản Âu châu th́ họ đi sớm hơn. Ông Walter Veltroni, đương kim lănh tụ đảng Dân Chủ Xă hội Ư, cựu lănh tụ đảng Cộng sản, tuyên bố : « Chúng ta đă đặt ngang hàng chủ nghĩa Staline với chủ nghĩa Nazi của Hitler, đặt ngang hàng trại tập trung cải tạo của Staline với ḷ giết người Auschwizt của Hitler. Tôi thiết tưởng không c̣n cách nào thẳng thắn và rơ ràng hơn. » ( Congrès du P.S.D. -Italie-Février/1998). Ông Massimo d'Aléma, cựu lănh đạo đảng Cộng sản Ư, sau đó ông bỏ cộng sản, lập ra Đảng Dân Chủ Xă hoài tả, ông đă thắng cử và làm thủ tướng Ư vào những năm cuối 90, ông không ngần ngại tuyên bố : » Trong cuộc bàn luận lớn của thế kỷ, ở phía tả, giữa những người cách mạng và cải cách, giữa những người cộng sản và những người dân chủ xă hội, ngày hôm nay, chúng ta, những người cộng sản, chúng ta phải thẳng thắn và can đảm nh́n nhận rằng chúng ta đă lầm và họ đă có lư. »(Massimo d'Aléma- Président du Conseil d'Italie-Congrès du P.S.D. ở ø Milan vào ngày15 và 16/janvier/2000). Ông Robert Hue, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp cũng viết : « Chủ nghĩa Staline chắc chắn và đầu tiên là một thảm họa cho con người : hàng triệu nạn nhân, sự khủng khiếp của những trại tập trung, tính chất quái đản của những vụ xử kiện, tóm lại, một chế độ sát nhân. » ( Robert Hue-La Grande Mutation - trang 97-Edition Stock).
Chỉ tiếc là giới lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn c̣n u tối, vẫn cho rằng lư thuyết Mác Lê là nền tảng của chế độ, vẫn chủ trương độc khuynh, độc đảng, độc tài như điều 4 Hiến pháp 1992 qui định. Nhưng cũng đă có những người cộng sản thức tỉnh, như ông Phạm xuân Tá, một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam : « Sự ngu muội và thấp hèn thường tự nó không gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực, rồi cấy vào đó chất men ghen tỵ và căm thù, th́ nó trở thành quỉ nhập tràng.. Nó sẽ nhanh chóng ư thức được rằng các đe dọa quyền và lợi của nó lại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh. Rút cục, những thứ này đă bị tấn công và trà đạp bằng một sự căm hờn điên cuồng và man rợ... Nhưng rồi may thay, lại chính những thứ độc được đó đă kết tinh thành những thứ sỏi mật, sỏi thận, sơ gan, cổ chướng trong lục phủ ngũ tạng của chế độ cộng sản, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. » ( báo Diễn Đàn số 27 tháng 2/1994 - Paris). Ông Nguyễn Hộ, cũng một cán bộ cao cấp cộng sản, đă đau đớn than : « Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đ́nh tôi có 2 liệt sĩ : Nguyễn văn Bảo, anh ruột- Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam- hy sinh ngày 09/01/1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân Mỹ vào Việt Nam ( Củ chi ) ; Trần thị Thiệt, vợ tôi, cán bộ phụ nữ Sài G̣n, bị bắt và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh sát hồi Tết Mậu Thân 1968 ; nhưng chúng tôi phải thú nhận rằng chúng tôi chọn sai lư tuỏng : cộng sản chủ nghĩa. Bởi v́ suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đă chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được ǵ, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ, tự do. Đó là điều sỉ nhục. » ( Đối thoại số 3 tháng 8/1994).
Thật vậy, con đường duy nhất để đưa đất nước, dân tộc đến tự do, dân chu, ấm no, hạnh phúc phải là con đường giải thể đảng cộng sản, baiơ bỏ bản hiếp pháp hiện hành dựa trên lư thuyết Mác Lê đă lỗi thời, độc duợc, mà tất cả quốc gia và những đảng cộng sản trên thế giới đă vứt bỏ. Chỉ c̣n cộng sản Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cuba. Mong rằng họ sớm thức tỉnh, để dân họ có phận nhờ. Nếu không, một ngày dân phẩn uất nổi lên, th́ hậu quả khó lường !

Paris ngày 05/04/2004
Trực Ngôn chu chi Nam

Copyright @ 2005 nghiencuulichsu.All Right Reserved.