Cha Đẻ Của Chỉ Số Thông Minh IQ
Hà Thanh
IQ (chỉ số
thông minh) là tiêu chí dùng để đánh giá trí thông minh con người được dùng phổ
biến trong các trường học, công ty... Dựa trên chỉ số này, các trường
học có thể xếp bạn vào những lớp học thích hợp hoặc các công ty có thể
cất nhắc bạn vào những vị trí theo năng lực của bạn. Vậy nguồn
gốc IQ từ đâu?
Sir F.Galton - 'Cha đẻ' các bài kiểm tra trí thông minh
"Người cha học đ̣i"
Trí thông minh bắt đầu
được kiểm tra vào thế kỷ thứ 19 với cha đẻ của nó là Sir Francis
Galton - một nhà khoa học Anh. Từ lâu, Galton được biết đến như "người
học đ̣i" nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghiên cứu sinh vật học
cho đến tâm lư học. Sau "cú hích" từ việc xuất bản cuốn sách Nguồn gốc
các loài của Charles Darwin, Galton đă dùng phần lớn quỹ thời gian của ḿnh vào việc
t́m hiểu mối liên hệ giữa tính di truyền và khả năng của con người.
Thời đó, mọi người đều tựu chung một suy nghĩ là nhân loại có
một số người thiên tài xuất chúng và một số người ngốc nghếch
đần độn, số lớn c̣n lại là những người có trí thông minh tương
đương nhau. Bất cứ điều ǵ con người đạt được
trong cuộc sống đều là kết quả của thái độ chăm chỉ làm việc
và sức mạnh ư chí. Tuy vậy, Galton không thỏa măn với những lập luận trên.
Ông tin rằng năng lực trí tuệ là dựa trên những yếu tố thể chất
và thực sự là những đặc tính di truyền - giống như màu mắt hay nhóm máu.
Phát kiến của Galton về trí thông minh cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ
một nhà thống kê người Bỉ L.Quetelet. Quetelet là người đầu tiên áp dụng
các phương pháp thống kê vào việc nghiên cứu tính cách con người và thật sự
đă t́m ra khái niệm về sự phân phối b́nh thường.
IQ du hành đến
Mỹ
Galton đă đưa những quan niệm về sự kế thừa trí thông
minh của ḿnh vào một cuốn sách tựa đề Hereditary Genius - được công nhận
là sách khoa học đầu tiên nghiên cứu về khái niệm trí thông minh. Vào những năm
1890, một sinh viên người Mỹ của Galton tên là J.Cattell đă mang quan điểm kiểm
tra trí thông minh đến Mỹ. Tuy nhiên, những bài kiểm tra của Galton cũng có điểm
yếu là một sinh viên đạt điểm tốt trong bài kiểm tra của ông chưa
hẳn là một học sinh giỏi ở trường - đây chính là bằng chứng thực
tế về năng lực trí tuệ. Trong khi đó, tại Pháp, nhà tâm lư học A.Binet vẫn
mải mê phát minh ra các bài kiểm tra trí thông minh của trẻ. Cũng như Galton, Binet rất
đam mê công việc sát hạch và đánh giá năng lực của con người. Sự hiểu
biết về trí thông minh của ông tăng dần theo số lần ông thực hiện các
phương pháp thử nghiệm trên các học sinh.
Nghiên cứu trên nhóm học sinh trung
b́nh và nhóm thiểu năng năo, Binet phát hiện rằng với một số bài kiểm tra,
nhóm học sinh trung b́nh có thể làm được nhưng nhóm kia th́ không. Binet tính toán năng
lực b́nh quân của các học sinh ở mỗi độ tuổi và có thể xác định
bao nhiêu năm th́ tuổi phát triển trí tuệ của một học sinh là trên hay dưới
mức b́nh quân. Giới chức giáo dục Paris đă t́nh cờ phát hiện ra công tŕnh này và
yêu cầu Binet nghiên cứu thêm một bài kiểm tra có thể giúp phân biệt trẻ b́nh thường
và trẻ đặc biệt. Những bài kiểm tra được thực hiện giữa
một nhà phỏng vấn và một học sinh với những câu hỏi như "sự khác
nhau giữa gỗ và kính" và đặt câu có từ "Paris, fortune, gutter". Từ đó, quan niệm
một bài kiểm tra có thể xác định được "độ tuổi phát triển
trí tuệ" của trẻ trở nên phổ biến.
Sau đó không lâu, nhà tâm lư học
người Mỹ L.Terman đă gọi hệ thống tính điểm bài kiểm tra trí thông
minh của Binet là "intelligence quotient" (IQ). Điểm IQ trung b́nh cho hệ thống bài kiểm
tra Binet là 100. Trên 100 điểm được xem là trên mức trung b́nh và dưới 100 là
dưới mức trung b́nh. Từ đó, bài kiểm tra Binet trở nên thông dụng trên khắp
nước Mỹ và bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào thế
chiến thứ I.
Thường bài kiểm tra nguyên thủy của Binet là dùng để
đánh giá trí tuệ của trẻ em, trong khi đó, quân đội Mỹ lại đang phải
đối phó với vấn đề nan giải là làm thế nào để phân bổ các lính
quân dịch vào những vị trí khác nhau trong quân đội. Để giải quyết vấn
đề này, quân đội đă thành lập hội đồng 7 nhà tâm lư học nhằm
biên soạn ra một bài kiểm tra trí thông minh toàn diện. Nhưng may mắn thay, Otis, học
tṛ của L.Terman - một trong 7 thành viên hội đồng trên - đă soạn ra một bài
kiểm tra trí thông minh nhóm, thế là được hội đồng chấp thuận ngay
và sau 6 tuần thử nghiệm, bài kiểm tra của Otis nhanh chóng được áp dụng
trong quân đội Mỹ. Sau khi thế chiến thứ I kết thúc, nhiều công ty sử
dụng chương tŕnh này để tuyển, thăng chức hay thuyên chuyển nhân viên.
Và trường học vẫn là nơi phổ biến chương tŕnh kiểm tra trí thông
minh này hơn cả với mục đích tuyển học sinh, xếp lớp và đánh giá
năng lực học sinh.
HÀ THANH sưu
tầm